Thứ bảy, 20/04/2024
(Thứ bảy, 08/01/2022, 09:35 am GMT+7)

      Mỗi năm khi gần đến dịp Tết Nguyên đán tình trạng sản xuất và đốt pháo trái phép diễn ra còn nhiều phức tạp, tiềm ẩn những rủi ro rất lớn và để lại hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản đối với những người trực tiếp tham gia sản xuất và đốt pháo trái phép cũng như đối với những người xung quanh. Trong dịp Tết Nguyên đán, việc đốt pháo vốn là một trong những phong tục quen thuộc của nhiều người dân để lấy may, song song với đó thì tình trạng người bị tai nạn liên quan đến pháo, đặc biệt là pháo nổ tự chế ngày càng tăng.

    Do tính chất đặc biệt nghiêm trọng từ việc sản xuất, chế tạo pháo trái phép, từ ngày 01/01/1995, Nhà nước ta đã nghiêm cấm sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo trong phạm vi cả nước và nhiều văn bản pháp luật được ban hành nhằm nghiêm cấm những hành vi liên quan đến pháo. Song trên thực tế, trong thời điểm lùi về những ngày cuối năm có không ít cá nhân vẫn lén lút sản xuất, tàng trữ và sử dụng các loại pháo nổ. Hệ quả là những tai nạn về pháo, đặc biệt là pháo nổ “tự chế” đã xảy ra, không chỉ để lại hậu quả cho chính nạn nhân mà còn biến họ thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Trong năm 2021, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 07 vụ tai nạn do chế tạo pháo trái phép gây hậu quả 02 người tử vong và 06 người bị thương. Gần đây nhất ngày 20/12/2021,tại địa bàn xã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn 03 cháu nhỏ sử dụng một số hóa chất tự chế tạo pháo bị phát nổ làm 01 bị thương tích ở chân, vùng mặt, đứt gãy 02 cánh tay dấn đến tử vong và 02 cháu bị thương nặng.



(Hình minh họa)


     Xuất phát từ tính năng của pháo thì ngoài nguy cơ gây ra cháy nổ, hỏa hoạn, pháo nổ còn có sức công phá lớn khi nổ nên dễ gây ra những chấn thương nặng cho các bộ phận trên cơ thể như: đứt ngón tay, mù mắt, điếc, bỏng, dập nát gãy xương… để lại di chứng rất nặng nề cho người bệnh. Từ những hậu quả do sản xuất, chế tạo và đốt pháo trái phép đang là thực trạng đáng báo động, là việc làm hết sức nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe và tính mạng con người, gây mất trật tự an toàn xã hội, là hành vi vi phạm pháp luật. Để đảm bảo đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm trường hợp sản xuất, buôn bán và sử dụng pháo nổ, pháo tự chế. Đồng thời, gia đình và trường học cần đẩy mạnh tuyên truyền nội dung Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và sử dụng pháo, nhằm giáo dục và nâng cao nhận thức của mọi người về mức độ nguy hiểm mà pháo nổ gây ra./.


Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH

Ý kiến
Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp